CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa. Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể lựa chọn nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học dữ liệu, An toàn thông tin, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông. Chương trình đào tạo ngành CNTT của ICTU được xây dựng và triển nhằm đáp ứng các tiêu chí chuẩn mực của chuẩn kỹ sư CNTT trong và ngoài nước.

Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức.

NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành An toàn thông tin có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về an toàn an ninh thông tin trong các hệ thống công nghệ thông tin và hạ tầng mạng. Có thể đáp ứng tốt yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng áp dụng các kiến thức bảo mật vào thiết kế, cài đặt, triển khai, đánh giá và vận hành hệ thống thông tin. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, chương trình đào tạo cũng tập trung trang bị cho người học các kỹ năng và thái độ đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết về pháp luật, có khả năng làm việc nhóm, phẩm chất chính trị tốt, ý thức tổ chức kỷ luật và có đạo đức nghề nghiệp.

Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên ngành An toàn thông tin có thể đảm nhận vị trí làm việc sau:

  1. Chuyên viên quản trị an toàn thông tin có khả năng ứng dụng các kiến thức vào vận hành hệ thống một cách an toàn, có kiến thức và tư duy để tư vấn ban hành chính sách, xây dựng quy trình đảm bảo an toàn thông tin, triển khai các giải pháp kỹ thuật trong việc ngăn ngừa, phát hiện tấn công, khắc phục sự cố.
  2. Chuyên viên phát triển giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp kiến thức an toàn thông tin vào thiết kế, cài đặt, kiểm thử và triển khai ứng dụng, hệ thống.
  3. Chuyên viên kiểm thử an toàn thông tin làm việc trong các công ty về bảo mật.
  4. Chuyên viên phân tích, nghiên cứu mã độc và ứng cứu các sự cố về bảo mật làm việc tại các viện nghiên cứu và trung tâm an ninh mạng.
  5. Cán bộ nghiên cứu về an toàn thông tin ở các viện, trường đại học hoặc các trung tâm nghiên cứu của doanh nghiệp.

NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG dữ liệu

Đào tạo nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.

Cơ hội việc làm

Quản trị viên: bao gồm quản trị hệ thống, quản trị mạng (hạ tầng), quản trị các chương trình máy chủ của đơn vị (web, email, v.v.), quản lý các hệ thống phần mềm chuyên dụng, quản lý hạ tầng công nghệ thông tin, bảo vệ hệ thống;

Kỹ sư mạng: thiết kế, xây dựng, bảo trì hệ thống mạng;

Lập trình viên: phát triển các loại ứng dụng và dịch vụ hoạt động trên hệ thống mạng;

Giảng viên và nghiên cứu viên: chuyên sâu về lĩnh vực truyền thông & mạng máy tính, có thể tiếp tục học chuyên sâu ở bậc thạc sỹ và tiến sỹ.

Khoa học máy tính

Khoa học Máy tính (Computer science) là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này giúp sinh viên  có thể xây dựng các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học…

Một số hướng đi của ngành này bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Học máy (Machine Learning), Đồ họa và xử lý ảnh (Digital Image Processing),…

Cơ hội việc làm

Các lĩnh vực của khoa học máy tính rất đa dạng. Sinh viên theo học ngành Khoa học máy tính khi ra trường có thể theo đuổi các công việc sau đây:

  • Thiết kế và phát triển phần mềm ứng dụng.
  • Kỹ sư hệ thống phần mềm. Các kỹ sư hệ thống thiết kế và tạo ra hệ điều hành và các hệ thống sử dụng trong máy tính, điện thoại, và thậm chí cả ô tô.
  • Thiết kế và phát triển Website.
  • Sản xuất máy tính và sản phẩm điện tử.
  • Thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan.
  • Chuyên gia phân tích an ninh thông tin.
  • Kiến trúc mạng, đôi khi được gọi là kỹ sư mạng.
  • Chuyên gia hỗ trợ máy tính.
  • Quản trị hệ thống.

KỸ THUẬT PHẦN MỀM

Ngành Kỹ thuật Phần mềm đào tạo kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỹ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức kỹ năng cơ bản và chuyên sâu về quy trình phát triển phần mềm.  Đồng thời, sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng lập trình, phát triển các phần mềm trên các nền tảng như: nền tảng web, nền tảng di động, hệ thống nhúng; có khả năng phân tích, thiết kế, tích hợp, kiểm thử, bảo trì và quản trị các dự án phần mềm.

Cơ hội việc làm

  • Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, …,các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT.
  • Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…)
  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin

 Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.

Hệ thống thông tin

Chuyên ngành HTTT: cung cấp các kiến thức về thu thập, xử lý, lưu trữ, sử dụng, phân phối thông tin và dữ liệu một cách hiệu quả. Cụ thể là tập trung vào quản lý dữ liệu và thông tin, xử lý dữ liệu và phát hiện tri thức, phát triển các hệ thống thông tin. Đào tạo ra những cử nhân/kỹ sư xây dựng và khai thác Hệ thống thông tin. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức và thông thạo kỹ năng, có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế phát triển Hệ thống thông tin và Công nghệ thông tin nói chung.

Cơ hội việc làm

  • Giám đốc thông tin (CIO), cán bộ quản lý dự án
  • Lập trình viên
  • Chuyên viên quản trị và vận hành hệ thống
  • Chuyên gia phân tích thiết kế hệ thống, phân tích dữ liệu
  • Chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế giải pháp CNTT trong các công ty tư vấn, thiết kế giải pháp về CNTT cho doanh nghiệp, tổ chức
  • Người phát triển giải pháp thông minh nghiệp vụ
  • Giảng viên CNTT tại các trường Cao đẳng, Đại học
  • Nghiên cứu viên

Khoa học dữ liệu

Chuyên ngành Khoa học dữ liệu: Khoa học dữ liệu là khoa học về việc quản trị và phân tích dữ liệu, trích xuất các giá trị từ dữ liệu để tìm ra các hiểu biết, các tri thức hành động, các quyết định dẫn dắt hành động.
Khoa học dữ liệu gồm có ba phần chính: Tạo ra và quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và chuyển kết quả phân tích thành giá trị của hành động. Việc phân tích và dùng dữ liệu lại dựa vào ba nguồn tri thức: toán học (thống kê toán học), công nghệ thông tin (máy học) và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Các lĩnh vực của khoa học dữ liệu gồm: Khai thác dữ liệu (Data mining), Thống kê (Statistic), Học máy (Machine learning), Phân tích (Analyze) và Lập trình (Programming).

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu, có nhiều lựa chọn công việc khác nhau như:

  • Nhân viên làm công việc nghiên cứu, sáng tạo dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế,…
  • Ứng dụng khoa học dữ liệu vào lĩnh vực kinh doanh, marketing,…
  • Nhà phát triển dữ liệu tập trung vào các mảng viết hoặc sử dụng phần mềm phân tích, thống kê, lựa chọn mô hình xử lý dữ liệu;
  • Nhà nghiên cứu dữ liệu áp dụng các kỹ năng khoa học với công cụ và kỹ thuật số liệu;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hay các cơ sở đào tạo ngành Khoa học dữ liệu.
Main Menu x