Đào tạo đại học

Các ngành đào tạo

Nhóm ngành CNTT là ngành đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông, có tri thức, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng thực hành thành thạo, đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho các cơ quan, tổ chức, trường viện, các doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài nước.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm trách những công việc liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin như: Làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp CNTT và truyền thông trong nước và nước ngoài; Trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các trường, viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo; Phụ trách các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành lĩnh vực công nghệ thông tin trong các tổ chức kinh tế, xã hội…; Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
1. Kiến thức được đào tạo
Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên. Chú trọng vào toán học và ngoại ngữ là nền tảng tiền đề cho ngành đào tạo.
Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về toán chuyên ngành công nghệ thông tin, lập trình máy tính, hệ thống máy tính, CSDL, các kiến thức quan trọng của công nghệ thông tin.
Kiến thức chuyên sâu: sinh viên sẽ học chuyên sâu hướng và nghiên cứu về 5 ngành (Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Khoa học máy tính; Công nghệ phần mềm; Mạng máy tính và truyền thông). Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.
2. Kỹ năng chuyên môn
Ngành Khoa học máy tính
Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn sâu về Khoa học máy tính: mô hình hóa các hệ thống, bài toán trong thế giới thực, các phương pháp tính toán khoa học, đồ họa máy tính, xử lý song song và phân tán, tính toán mềm, … Đáp ứng các vấn đề về phân tích, thiết kế thuật toán, xây dựng giải pháp đặt nền tảng để giải quyết các bài toán ứng dụng trong thực tế. Thực hiện được việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin trong khoa học và xã hội.
Sinh viên học ngành Khoa học máy tính khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Khoa học máy tính và có thể làm việc như:
– Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết cho các thuật toán, các mô hình tính toán trên máy tính.
– Kỹ sư phân tích, thiết kế, cài đặt, đánh giá các thuật toán, các quy trình xử lý thông tin trên máy tính.
– Chuyên viên công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp.
-Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo.
– Giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin ở các cơ sở đào tạo.
– Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học máy tính.
Ngành Công nghệ phần mềm
Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về:

  • Quy trình phát triển phần mềm: Quy trình phát triển một sản phẩm phần mềm nói chung; Thu thập yêu cầu khách hàng, phân tích và tư vấn giải pháp; Xây dựng bản phân tích, kiến trúc hệ thống, thiết kế phần mềm.
  • Ứng dụng các ngôn ngữ, công cụ và kỹ thuật lập trình để xây dựng, phát triển hệ thống phần mềm.
  • Kiểm thử và đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm: Quản lý, kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm; Quản lý, phân tích và đánh giá dự án phần mềm.

Sinh viên học ngành Kỹ thuật phần mềm khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm và có thể làm việc tại các công ty/doanh nghiệp trong và ngoài nước với vị trí việc làm như:

  • Kỹ sư phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, phần mềm
  • Lập trình viên phát triển phần mềm, ứng dụng, cài đặt; đóng gói các sản phẩm phần mềm.
  • Kỹ sư kiểm thử, đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Quản lý dự án công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp; vận hành, quản trị các hệ thống phần mềm.
  • Chuyên viên công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp.
  • Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo.
  • Giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin ở các cơ sở đào tạo.
  • Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm.
  • Ngành Hệ thống thông tin
    Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hệ thống thông tin, phân tích và mô hình hóa quá trình và dữ liệu trong các tổ chức, có khả năng xác định và cụ thể hóa các giải pháp kỹ thuật, khả năng quản trị dự án, khả năng tích hợp hệ thống. Nắm vững các kỹ thuật thu thập, biến đổi, truyền, và lưu trữ dữ liệu và thông tin, xây dựng được các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ.Sinh viên học ngành Hệ thống thông tin khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Hệ thống thông tin và có thể làm việc như:- Kỹ sư phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp, tổ chức hành chính, xã hội.
    – Quản lý dự án công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp.
    – Vận hành, quản trị các hệ thống phần mềm.
    -Chuyên viên công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp.
    – Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các Viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo.
    – Giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin ở các cơ sở đào tạo.
    – Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Hệ thống thông tin.
    Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
    Đào tạo kỹ sư ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội về kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tư tưởng chính trị, hiểu biết xã hội.
    Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp ngành đào tạo có thể:

    • Hiểu về hệ thống máy tính: Kiến trúc máy tính, hệ điều hành, mạng máy tính.
    • Hiểu kiến thức chuyên sâu về mạng máy tính và truyền thông.
    • Vận dụng quy trình và phương pháp thiết kế hệ thống mạng doanh nghiệp.
    • Vận dụng quy trình và công cụ quản trị hệ thống sử dụng các hệ điều hành server thông dụng và đảm bảo an ninh.
    • Vận dụng các công nghệ phát triển và triển khai ứng dụng và dịch vụ mạng.

     
    Sinh viên học nghành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu và có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm:

    • Quản trị viên: bao gồm quản trị hệ thống, quản trị mạng (hạ tầng), quản trị các chương trình máy chủ của đơn vị (web, email, v.v.), quản lý các hệ thống phần mềm chuyên dụng, quản lý hạ tầng công nghệ thông tin, bảo vệ hệ thống;
    • Kỹ sư mạng: thiết kế, xây dựng, bảo trì hệ thống mạng;
    • Lập trình viên: phát triển các loại ứng dụng và dịch vụ hoạt động trên hệ thống mạng;
    • Giảng viên và nghiên cứu viên: chuyên sâu về lĩnh vực truyền thông & mạng máy tính, có thể tiếp tục học chuyên sâu ở bậc thạc sỹ và tiến sỹ;

    Các vị trí việc làm này có tại:

    • Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin;
    • Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa phần cứng mạng;
    • Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;
    • Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;
    • Bộ phận quản trị, bộ phận IT tại các cơ quan nhà nước, công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí, v.v.
    • Các trường đại học, cao đẳng, học viện, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.

    Ngành Công nghệ thông tin
    Được trang bị các kiến thức cơ bản về lĩnh vực CNTT, Nắm vững kỹ thuật phát triển phần mềm, phát triển Web, quản trị các hệ thống thông tin, phân tích và quản lý dữ liệu, mạng và truyền thông. Có năng lực nghiên cứu, thiết kế thuật toán để giải quyết các ứng dụng trong thực tế. Có khả năng tự tìm hiểu và thích ứng cao với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin để hoàn thiện khả năng chuyên môn.
    Sinh viên học ngành Công nghệ thông tin khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin và có thể làm việc như:
    – Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các Viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo.
    – Chuyên viên công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp.
    – Giảng dạy trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ở trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông.
    – Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.
    3. Chương trình đào tạo đặc thù
    Chương trình đặc thù được thiết kế dựa trên chương trình đại trà ngành công nghệ thông tin, có điều chỉnh để đảm bảo sinh viên được học tập làm việc tại môi trường doanh nghiệp tối thiểu 30% thời lượng  toàn khóa. Qua đó sinh viên có được kiến thức thực tế tại doanh nghiệp và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của công việc ngay khi ra trường.
    Các vị trí việc làm có thể đảm nhiệm
    – Lập trình viên: Người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin, …
    – Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;
    – Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
    – Chuyên gia kỹ thuật phần mềm cao cấp nền tảng dữ liệu;
    – Nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.
    Các cơ sở tuyển dụng
    – Các công ty, tập đoàn về phát triển phần mềm;
    – Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;
    – Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;
    – Bộ phận quản trị, bộ phận công nghệ thông tin tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí, …
    – Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo công nghệ thông tin và các viện nghiên cứu.
    4. Chương trình đào tạo Chất lượng cao ( CLC )
    Chương trình đào tạo CLC định hướng KHDL có mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ thông tin chất lượng caocó đủ kiến thức vững chắc, năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để làm việc hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và khoa học dữ liệu nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp thứ tư.
    Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm:
    – Các công ty, tập đoàn lớn về thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến: Phát triển hệ thống tìm kiếm, gợi ý; giải thích dữ liệu, phân tích kết quả và cung cấp báo cáo; chuyển hóa dữ liệu thành thông tin chi tiết để ra quyết định kinh doanh.
    – Các công ty, tập đoàn lớn về ngân hàng, thanh toán trực tuyến: Xây dựng mô hình dữ liêu và ứng dụng thuật toán phân tích dữ liệu; tối ưu hóa hiệu quả xử lý dữ liệu; xác định, phân tích và diễn giải các xu hướng hoặc các mẫu trong tập dữ liệu.
    – Các công ty, tập đoàn công nghệ lớn cung cấp giải pháp công nghệ thông tin: Cung cấp các hệ thống phân tích số liệu thông minh, các giải pháp phần mềm dựa trên BigData và Machine learning; tham gia các dự án phân tích dữ liệu lớn về đánh giá hành vi người dùng, xây dựng các mô hình dự đoán, các bài toán về Fintech.
    – Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viện, trung tâm có đào tạo công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu và các viện nghiên cứu: Nghiên cứu, giảng dạy.
    5. Các kỹ năng mềm
    Sinh viên sẽ tiếp thu được phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

Chia sẻ: